Cách trị ngạt mũi đang là mối quan tâm của rất nhiều người. Ngạt mũi là hiện tượng một hay cả hai lỗ mũi bị tắc nghẽn bởi dịch nhầy, hoặc hẹp vách ngăn mũi hoặc phù nề niêm mạc mũi khiến cho việc hít thở trở nên khó khăn.
Khi đó người bị ngạt mũi phải thở bằng miệng thì vi khuẩn sẽ không được lọc sạch và dễ gây tình trạng viêm họng, viêm thanh quản, viêm khí phế quản và phổi.

Cách trị ngạt mũi hiệu quả
Hãy cùng chuyên mục Sức khỏe trong Momkitty.com tìm hiểu về cách trị ngạt mũi vừa đơn giản, dễ thực hiện mà mang lại hiệu quả rất tốt mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé!
Các cách trị ngạt mũi
Làm sạch mũi và xông mũi
Cách làm sạch xoang mũi: Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, sau đó để 1 lúc rồi xì sạch mũi ra ngoài để mũi được dễ chịu, thông thoáng hơn. Lưu ý tránh xì mũi mạnh bởi như vậy sẽ làm cho áp suất bên trong tai lớn dễ làm cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong tai dễ gây tình trạnh viêm tai giữa.

Giảm triệu chứng ngạt mũi bằng cách xông mũi
Xông mũi: Sử dụng nước nóng hòa với muối hoặc nước nóng đun với lá bạc hà để xông mũi, bạn cũng có thể hít hương dầu gió để giảm nhẹ triệu chứng ngạt mũi.
Kê cao gối khi ngủ
Khi đi ngủ kê cao gối hơn bình thường một chút, sao cho cổ và đầu của bạn tạo thành góc 15 độ so với giường. Làm như vậy sẽ khiến triệu chứng ngạt mũi thuyên giảm và bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và dễ thở hơn rất nhiều.

Giảm triệu chứng ngạt mũi bằng cách kê cao gối khi ngủ
Uống nhiều nước
Uống 8 – 10 cốc nước vào mỗi ngày hay sử dụng các loại thức uống lỏng như trà thảo dược, nước canh, nước rau luộc có tác dụng trị chứng ngạt mũi.

Uống nước nhiều có tác dụng giảm triệu chứng ngạt mũi
Dùng gừng tươi
Trong gừng tươi có chứa hợp chất làm giảm tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp. Gừng tươi có tính nóng, vị cay, có tác dụng trị cảm lạnh, ngạt mũi, trị nhức đầu, long đờm. Vì vậy việc sử dụng gừng tươi sẽ là biện pháp khá hiệu quả cho người những người bị ngạt mũi.

Trà gừng có tác dụng đẩy lùi chứng ngạt mũi, giữ ấm cơ thể và tăng sức đề kháng
Hãy thêm gừng vào các món ăn hàng ngày hoặc sử dụng trà gừng để mang lại hiệu quả. Chọn củ gừng màu vàng nguyên vẹn, sau đó thêm vào 2 bát nước nhỏ, đun sôi khoảng 10 phút. Bỏ bã lấy nước và cho thêm chút mật ong, 1 lát chanh tươi vào cốc.
Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý
Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý mua ở hiệu thuốc. Hoặc tự pha chế nước muối ấm như vậy sẽ có tác dụng hiệu quả hơn. Với nước muối sinh lý mua ngoài hiệu thuốc bạn có thể trần qua nước nóng ở ngoài lọ để nước muối có độ ấm hơn trước khi sử dụng.

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm sạch mũi, loại bỏ vi khuẩn
Sử dụng nước muối nhỏ vào từng bên lỗ mũi và nghiêng bên lỗ mũi còn lại để nước muối chảy sang bên lỗ mũi còn lại. Sau đó xì nhẹ nhàng ra ngoài để bụi bẩn, vi khuẩn có trong mũi chảy ra ngoài.
Ăn các gia vị cay nóng
Những món ăn chứa nhiều thực phẩm cay, nóng như ớt, hạt tiêu, mù tạc… sẽ làm tăng tốc độ dịch chuyển chất nhầy gây ra ngạt mũi. Do vậy, sẽ làm cho dịch mũi chảy ra nhiều hơn làm giảm ngạt mũi và tạo cảm giác dễ thở hơn.
Nước chanh hòa với mật ong
Mật ong có tác dụng rất hiệu quả trong việc giảm bớt triệu chứng ngạt mũi và chống ho. Lấy một thìa mật ong và cho vào đó vài giọt chanh tươi, khấy đều. Uống 3 cốc/ngày sẽ nhanh chóng làm giảm triệu chứng ngạt mũi.

Mật ong có tác dụng giảm ngạt mũi, chống ho hiệu quả
Chườm khăn nước nóng lên tai
Trước khi đi ngủ, dùng khăn thấm nước nóng đặt ở hai bên tai khoảng 10 – 15 phút. Làm như vậy sẽ làm dịu đi triệu chứng ngạt mũi. Do ở tai có nhiều dây thần kinh nhỏ xíu có tác dụng điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao huyết quản sẽ giãn ra và giúp cho mũi thông thoáng hơn.
Xoa vuốt mũi
Khi bị ngạt mũi bên phải bạn hãy nằm nghiêng về phía bên trái và ngược lại. Dùng ngón tay trỏ bấm vào huyệt ở 2 bên cánh mũi trong vài ba phút sẽ thấy hiệu quả.

Xoa vuốt mũi giúp bạn cảm thấy dễ thở hơn
Bạn cũng có thể lấy ngón cái và ngón tay trỏ hoặc hai nhón trỏ vuốt nhẹ nhàng lên sống mũi. Thực hiện nhiều lần như vậy trong ngày sẽ giúp bạn dễ thở hơn.
Sử dụng lá húng quế
Lấy 2 – 4 lá húng quế, rửa sạch và ăn sống hoặc uống trà húng quế sẽ giúp loại bỏ chứng ngạt mũi.

Lá húng quế rất tốt trong trị chứng ngạt mũi
Sử dụng dầu tỏi
Lấy dầu tỏi (không phải nước tỏi tươi) nhỏ vài giọt vào mũi để làm sạch các chất nhầy có trong mũi nhằm giảm bớt triệu chứng ngạt mũi, giúp mũi thông thoáng hơn.
Sử dụng hành tây, hành tím, tỏi
Hành tây, hành tím, tỏi rửa sạch, đem cắt miếng nhỏ, cho vào bát nhỏ rồi bắt đầu xông mũi. Nếu giã nhuyễn hỗn hợp trên thì càng có tác dụng.

Hỗn hợp hành tây, hành tím, tỏi có tác dụng đẩy lùi chứng ngạt mũi
Hành tây rất tốt trong việc đẩy lùi chứng ngạt mũi một cách nhanh chóng. Đem cắt nhỏ hoặc giã nát hành tây, sau đó dùng khăn mỏng buộc kín lại, để gần mũi ngửi cho đến khi hết ngạt mũi.
Hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều đường
Nên hạn chế dùng các thực phẩm có chứa nhiều đường và cacbonhydrat vì nó sẽ làm chứng ngạt mũi trầm trọng hơn. Hãy ăn nhiều các thực phẩm như: rau, ngũ cốc nguyên chất và các loại cá.
Những giải pháp trên đây chính là sự lựa chọn đơn giản, tự nhiên và dễ áp dụng nhất cho việc cải thiện chứng chảy dịch nước mũi sau.
Nếu đã sử dụng tất cả các cách trên mà bệnh không hề thuyên giảm nghĩa là bạn đã bị ngạt nặng, hoặc bị ngạt mũi kinh niên, cần đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm kẻo để lâu sẽ có thể ảnh hưởng nhiều đến mũi, mắt, đau đầu…Nếu triệu chứng của bạn ngày càng nặng thêm, hãy đến gặp bác sĩ để có thể nhận được những lời khuyên và giải pháp chữa trị tốt nhất.
Trên đây là những mẹo hay trong việc điều trị ngạt mũi mà Momkitty.com muốn chia sẻ đến mọi người. Hãy chọn cho mình phương pháp điều trị phù hợp để giảm bớt tình trạng ngạt mũi. Tránh để bệnh kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như công việc của bạn nhé. Chúc tất cả các bạn sức khỏe!