Cách nấu canh cua rau đau mồng tới với mướp là công thức nấu canh quen thuộc trong những ngày hè ở hầu hết các vùng miền bởi vị ngọt, mát, thanh của món ăn. Để nấu được những bát canh cua trong nước, nhiều gạch và ngon tự nhiên thì các bạn thực hiện như sau.
Bạn nên xem thêm:

Cách nấu canh cua mồng tơi rau đay mát ngọt – canh cua rau đay
Nguyên liệu để nấu canh cua gồm có:
Cua đồng: Cua đồng thì bạn chọn những con cua cái để nấu. Những con cua cái này tuy phần càng chính không được to như cua đực nhưng lại rất chắc mình, béo và nhiều gạch. Ngoài ra, nếu bạn muốn có một vài chiếc càng cua to trong bát canh thì có thể chọn thêm 1 – 2 con cua đực để nấu cùng.

Cua đồng – cách nấu canh cua rau đay
Với một nồi canh cua cho 4 – 5 người ăn thì bạn chuẩn bị khoảng 0,5 cân cua là vừa. Nếu bạn muốn nồi canh của bạn đặc hơn thì có thể nhặt thêm cua, tuy nhiên cũng không cần quá nhiều để tránh bị lãng phí.
Rau đay: Chọn những mớ rau đay non để nấu. Bạn lưu ý chọn loại rau đay tự nhiên, có vị ngọt và phần thân không bị dập nát để tránh rau bị đắng, sẽ làm hỏng hết món ăn. Với 1 nồi canh cua, bạn chuẩn bị 1 mớ rau đay vừa phải.
Mồng tơi: Mồng tơi bạn có thể chọn phần ngọn hay phần lá để nấu cũng được. Cũng như rau đay, mồng tơi bạn lưu ý chọn những phần ngọn hoặc lá non để nấu. Chuẩn bị 1 mớ mồng tơi cỡ vừa.

Rau đay, mồng tơi và mướp – nấu canh cua
Mướp: Nên chọn những trái mướp hương vừa phải, không quá non hoặc quá già để nấu. Bạn chuẩn bị 1 quả mướp.
Gia vị: Gia vị để nấu món canh cua bạn cần chuẩn bị bao gồm: bột canh tôm, muối, hạt nêm, bột ngọt…
Cách nấu canh cua ngon như sau:
Bước 1: Giã cua và nhặt rau
Cua đồng: Cho cua vào rổ, xả sạch cua dưới áp lực của vòi nước mạnh để loại bỏ phần bùn, đất bám vào cua. Tiếp đến bạn xé cua, để riêng phần thịt cua và mai cua. Với phần thịt, bạn đem rửa sạch và để ráo. Phần mai cua, bạn dùng tăm hoặc que tre nhọn và khêu lấy gạch rồi cho phần gạch riêng ra một chiếc bát nhỏ.

Giã cua – cách nấu canh riêu cua
Phần thịt cua sau khi để ráo nước bạn cho vào cối giã hoặc máy xay và xay nhuyễn. Trong quá trình giã hoặc xay, bạn cho vào cua khoảng ½ thìa cafe muối để nước cua được đậm hơn khi nấu cũng như cua được giã kỹ hơn.
Nhặt rau: Rau đay và mồng tơi bạn nhặt lấy phần lá và ngọn non rồi đem rửa kỹ, sạch với nước. Rửa xong, bạn thái lẫn phần rau này cho thật nhỏ.
Mướp hương: Nạo sạch vỏ rồi sau đó rửa sạch mướp. Rửa xong, bạn thái vát mướp thành những miếng mỏng theo khoanh rồi cũng để ráo.

Chuẩn bị rau – cách nấu canh cua rau đay
Bước 2: Lọc cua và nấu canh cua
Cua sau khi giã xong, bạn lọc lấy nước và bỏ bã. Bạn lưu ý là cần lọc kỹ thịt cua, tuy nhiên không nên lọc với lượng nước quá lớn để tránh nồi canh bị loãng quá. Bạn có thể dùng giá lọc hoặc khăn lọc hỗ trợ để hạn chế lượng xương bị lọt xuống.

Nước cua – cách nấu canh cua
Bắc nồi nước cua lên bếp và khuấy đều tay cho đến khi gạch cua nổi hết lên bề mặt thì dừng lại. Vặn lại lửa ở mức vừa phải để cho phần gạch cua không bị vỡ vụn nhiều. Khi nồi nước cua sôi, bạn cho phần rau đay, mồng tơi và mướp vào khuấy nhẹ để tránh vỡ gạch.
Đun lửa vừa cho đến khi nước sôi trở lại thì bạn cho phần gạch cua đã khêu trước đó và khuấy đều. Nêm phần bột tôm, bột nêm vào nồi cua cho đến khi vừa ăn. Khi phần rau và mướp đã chín thì bạn tắt bếp và mở vung nồi để nước được trong và rau xanh hơn.

Canh cua rau đau mồng tơi – cách nấu canh cua rau đay
Cách nấu canh cua này là công thức nấu khá phổ biến và được rất nhiều chị em áp dụng. Canh cua thường được ăn với cà muối trong các bữa cơm ngày hè vừa ngon miệng, vừa đưa cơm. Vì thế bạn hãy thường xuyên thực hiện để đổi bữa cho cả nhà nhé.
Chúc các bạn có được những nồi canh cua thật ngon cùng với kênh cẩm nang nội trợ nấu ăn ngon momkitty.com nhé!