Cách làm chả mực trực tiếp tại nhà được rất nhiều chị em lựa chọn, đặc biệt là khi các vụ ngộ độc, mất an toàn thực phẩm diễn ra ngày càng nhiều. Để làm được những miếng chả mực ngon đúng chất Hạ Long, chúng ta thực hiện theo công thức như sau của kênh cẩm nang nội trợ nấu ăn ngon momkitty.com này nhé!
Bạn nên xem thêm:

Các bước làm chả mực – cach lam cha muc
Chuẩn bị nguyên liệu làm chả mực gồm:
Mực tươi: Về nguyên tắc, bất cứ loại mực nào cũng có thể được dùng để làm chả. Mặc dù vậy, loại mức ngon nhất và được dùng trong công thức chả mực Hạ Long là loại mực mai. Nếu không có loại mực này thì bạn cũng có thể dùng mực ống hay mực lá đều được.
Khi chọn mực, bạn cần đảm bảo chọn được những con mực tươi ngon nhất, nếu còn sống thì càng tốt. Bạn chọn lấy chừng 1 cân mực hoặc điều chỉnh lượng này tuỳ theo nhu cầu thực tế của gia đình.

Mực mai tươi – cách làm chả mực
Mỡ lợn: Chọn lấy 100 gram mỡ phần, không phải là mỡ lá để giã cùng với mực. Bạn cũng có thể pha một ít thịt nạc (chừng 20 – 30 gram thịt nạc) vào chung với phần nguyên liệu này.
Thìa là: Thìa là là loại rau không thể thiếu khi làm chả mực. Mặc dù không cần quá nhiều song nó lại là nguyên liệu tạo mùi vị đặc biệt quan trọng. Bạn chuẩn bị chừng 2 mớ thìa là nhỏ, khoảng 30 gram.

Rau thìa là – cách làm chả mực
Gia vị: Gia vị cần có để làm chả mực bao gồm: Nước mắm nguyên chất, hạt nêm, hạt tiêu. Ngoài ra, bạn chuẩn bị thêm 1 củ tỏi và 1 củ hành khô để cho vào giã cùng chả mực.
Cách làm chả mực chuẩn vị Hạ Long
Bước 1: Chuẩn bị mực
Mực khi mua về cần vứt bỏ phần mắt và phần túi mực. Bạn có thể thực hiện công đoạn này ở ngoài chợ bằng cách nhờ người bán hàng bóc giúp. Tiếp đến, bạn bóc bỏ phần nội tạng và phần da mực rồi đem rửa sạch với muối, dấm cho bớt tanh.
Rửa mực xong, bạn để cho mực ráo nước rồi đem thái nhỏ nhất có thể. Thái xong, cho mực vào ướp với hành tỏi đập dập cùng khoảng 3 thìa cafe nước mắm nguyên chất. Bạn ướp mực chừng 30 phút cho mực ngấm đều các gia vị.

Ướp mực – cách làm chả mực
Bước 2: Giã chả mực
Chả mực ngon nhất là chả mực giã tay từ đầu tới cuối. Tuy nhiên, nếu bạn không có thời gian hoặc muốn công đoạn giã được thực hiện nhanh hơn thì trước tiên, bạn cho mực vào máy xay và xay cho nhuyễn cùng với mỡ và thịt nạc.
Tiếp đến, bạn cho phần chả mực đã xay này vào cối giã. Giã mực đều tay, mạnh cho đến khi phần thịt mực bông, quyện vào với nhau là được. Cuối cùng, bạn cho phần thìa là thái nhỏ cùng với hạt tiêu vào giã chung chừng 5 – 7 phút nữa là được.

Giã chả mực – cach lam cha muc
Bước 3: Nặn và chiên chả mực
Bạn nặn chả mực bằng tay. Trước khi nặn, bạn xoa một chút dầu ăn hoặc mỡ ăn lên lòng bàn tay cho khỏi dính rồi lấy phần chả sống nặn thành các miếng vừa ăn. Nặn xong, bạn để riêng phần chả đã nặn ra một chiếc bát hoặc đĩa sạch.

Nặn chả mực – cach lam cha muc
Bắc chảo dầu lên bếp và đun cho nóng già. Lưu ý là bạn cần đun nóng già dầu trước khi thả mực vào chiên để tránh chả mực vừa lâu chín, vừa bị ngậy do ngấm quá nhiều dầu. Chiên chả với ngọn lửa vừa phải cho tới khi vàng cả hai mặt là được.

Chả mực chiên vàng – cách làm chả mực
Khi chả đã chín vàng, bạn vớt chả ra và để cho ráo dầu. Chả rất phù hợp để ăn nóng với cơm hoặc bún, chấm kèm với nước mắm chua ngọt hoặc tương ớt cay đều được. Với cách làm chả mực này, bạn chỉ mất chừng già một tiếng là đã có thể có được những đĩa chả mực thơm, dai và cực an toàn rồi.
Chúc các bạn ngon miệng với món chả mực.