Bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ là rất quan trọng. Bởi đây là giai đoạn tế bào phôi đang phân hóa cũng như hình thành các chức năng cơ bản của thai nhi. Thời điểm này, các bà bầu cần tham khảo kỹ về chế độ dinh dưỡng để tốt cho cả mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.
Hãy cùng momkitty.com tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì để giúp mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?
Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu?
Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì? Đây là câu hỏi mà rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm, đặc biệt đối với những mẹ lần đầu mang thai.
Trong 3 tháng đầu chế dộ dinh dưỡng lúc này là rất quan trọng với bà bầu vì đây là gian đoạn thường bị ốm nghén nhiều nhất và cũng rất dễ sảy thai nhất. Đây cũng là thời điểm thai nhi được hình thành và phát triển tốt nhất. Vì vậy mẹ bầu cần phải thường xuyên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.

Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu – Bà bầu nên ăn gì
Các mẹ cần lưu ý trong 3 tháng đầu, phụ nữ mang thai chỉ cần tăng khoảng 0,9-2,3 kg. Đối với các mẹ bị béo phì thì không nên để tăng cân. Đặc biệt mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho mình và không nên bỏ bữa. Trong 3 tháng đầu mang thai các mẹ cần chú ý ăn đủ: 3 bữa chính và 3 bữa phụ.
Sau 3 tháng đầu của thai kỳ khi mà mẹ giảm nghén, cảm giác ăn ngon miệng và thèm ăn hơn. Đây chính là giai đoạn mẹ dễ dàng tăng tốc để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao hơn. Lúc này cơ thể mẹ sẽ cần bổ sung nhiều năng lượng hơn.
Chính vì vậy các mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học sẽ tốt cho mẹ cũng như giúp bé phát triển tốt. Bà bầu cần chú trọng bổ sung các chất cần thiết như:
Chất đạm (protein)
Chất đạm có nhiều trong thịt nạc, trứng, cá, sữa và các loại đậu đỗ… Các thực phẩm này có khả năng giúp phát triển các tế bào mô của thai nhi. Đồng thời giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển trong suốt thai kỳ.

Chất đạm có nhiều trong thịt nạc, cá, trứng, sữa…
Bà bầu cần bổ sung từ 10-18g protein mỗi ngày (tương đương với khoảng 1-2 ly sữa, 50-100gr thịt cá tùy loại, 100-180gr đậu hũ…).
Chất sắt
Sắt có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt… Bà bầu nên lựa chọn các loại rau xanh lành tính tốt cho cơ thể. Bổ sung các loại thực phẩm này rất có lợi trong việc tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu cho mẹ.

Chất sắt có nhiều trong thịt, tim, cât, gan, các loại rau xanh,…
Bà bầu cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.
Acid folic (vitamin B9)
Acid folic có nhiều trong thịt gia cầm, gan, tim,… Đặc biệt là có nhiều trong các loại rau xanh thẫm màu như cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, rau muống…, các loại hạt như mè, vừng, lạc…
Phụ nữ khi mang thai cần bổ sung 400mcg acid folic mỗi ngày. Bổ sung đầy đủ acid folic để đáp ứng sự gia tăng của quá trình phân chia tế bào cũng như tăng kích thước của tử cung.

Acid folic có nhiều trong các loại rau xanh thẫm màu, các loại hạt, gan, tim, thịt gia cầm…
Acid folic là một trong những chất vô cùng cần thiết và quan trọng mà mẹ bầu nhất định phải bổ sung khi mang thai. Người mẹ nếu bổ sung acid folic đầy đủ trong quá trình mang thai sẽ làm giảm nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở não, khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi.
Canxi
Canxi có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, các loại hạt đậu đỗ…
Bổ sung đầy đủ canxi sẽ giúp hệ thần kinh hoạt động tốt cũng như đông máu bình thường cho mẹ. Canxi có chức năng hình thành hệ xương và răng vững chắc cho thai nhi.
Nếu trong thời kỳ mang thai bà bầu không bổ sung đầy đủ canxi rất dễ gây đau nhức xương, vọp bẻ sau này. Đồng thời việc thiếu canxi sẽ rất dễ khiến bé bị còi xương, suy dinh dưỡng.

Canxi có nhiều trong trứng, sữa, tôm, cua, các loại hạt đậu…
Vitamin C
Các loại trái cây, rau xanh là những thực phẩm rất giàu Vitamin C. Nhất là các loại trái cây có múi như cam, chanh, quýt, bưởi,…
Vitamin C có vai trò hộ trợ phát triển xương, cơ và các mạch máu, tạo bánh rau bền chắc cho thai nhi. Đồng thời là một trong những chất chống oxy hóa giúp bà bầu tăng cường sức đề kháng.

Trái cây, rau xanh là thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin D
Vitamin D có nhiều trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời.

Vitamin D có nhiều trong trứng, sữa, đặc biệt là ánh nắng mặt trời
Ngoài việc bổ sung vitamin D qua các loại thực phẩm. Bà bầu nên kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thụ canxi tối ưu. Bà bầu nên phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày (tránh ánh nắng quá gay gắt), chỉ nên phơi nắng trước 8h sáng.
Nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể và không nên phơi nắng sau cửa kính. Mẹ cũng không nên đeo găng tay hay đi tất.
Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?
Trong 3 tháng đầu thai kỳ lúc này bé chưa hoàn toàn làm tổ chắc chắn, cơ thể người mẹ cũng chưa thích nghi với sự có mặt của bé. Lúc này có thể coi là thời gian nguy hiểm nhất trong thai kỳ. Chính vì vậy các mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Một chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không đúng cách có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giữ thai, cũng như sự phát triển của thai nhi. Vậy phụ nữ mang thai không nên ăn gì? Dưới đây là một số thực phẩm bà bầu nên tránh:
Các thực phẩm dễ gây xảy thai, sinh non, chứa độc
- Phụ nữ mang thai không nên ăn các loại củ đã mọc mầm như khoai tây, tỏi… vì nó chứa nhiều chất độc gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Bà bầu không nên ăn các loại củ đã mọc mầm như khoai tây, tỏi…
- Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn các loại cá có chứa nhiều thủy ngân như cá biển (cá thu, cá ngừ…). Nếu bà bầu tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa thủy ngân sẽ gây tổn thương đến não của thai nhi.

Bà bầu nên hạn chế các loại cá có chứa nhiều thủy ngân như cá biển (cá thu, cá ngừ…)
- Phụ nữ mang thai không được những thức ăn còn tái, thức ăn đã bị ôi thiu, mốc và có mùi lạ… Vì những thực phẩm đó chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.
- Bà bầu nên hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây động thai, sinh non như: Đu đủ xanh, dứa, táo mèo, long nhãn, đào, ớt, gừng, rau sam, rau ngót, mướp đắng, rau răm…
- Bà bầu không nên sử dụng các loại thực phẩm chưa qua tiệt trùng.
Các loại chất kích thích
- Phụ nữ mang thai không nên uống đồ có ga, có chứa cafein và cocain. Chất cafein có trong cà phê và đồ uống có ga rất có hại cho phôi thai cũng như gây khả năng sảy thai. Ngoài ra cafein cũng kìm hãm sự hấp thu của sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai.
- Phụ nữ có thai không nên uống rượu, sử dụng đồ uống có cồn. Chúng sẽ vào cơ thể mẹ và xâm nhập vào bào thai gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Có thể gây dị tật cho thai nhi, thai nhi chậm phát triển, sảy thai.

Không nên uống đồ có gas, có chứa cafein, cocain, cồn…
Hy vọng với những thông tin bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để có một thai kỳ khỏe mạnh. Đã cung cấp những thông tin cần thiết nhất để mẹ có thể chăm sóc cho thai kỳ của mình.
Chuyên mục mẹ và bé trên trang cẩm nang momkitty.com chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!